Ngày 14/10/1946, các đại biểu đến từ 25 quốc gia lần đầu tiên họp mặt tại Luân Đôn (nước Anh) để sáng lập nên một tổ chức quốc tế thực hiện việc điều phối và thống nhất hoạt động tiêu chuẩn. Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) đã chính thức được thành lập một năm sau đó. Để kỷ niệm dịp này, Ngày Tiêu chuẩn Thế giới lần đầu tiên được tổ chức vào 14 tháng 10 năm 1970 và được mở rộng ra cho cả các thành viên của Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC) và Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU).

Từ đó tới nay, Ngày 14 tháng 10 hằng năm đã được ba tổ chức tiêu chuẩn hàng đầu thế giới là Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC), Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) và Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) chọn là Ngày Tiêu chuẩn Thế giới nhằm vinh danh những đóng góp và hợp tác của hàng ngàn chuyên gia trên toàn thế giới trong hoạt động xây dựng tiêu chuẩn.

Mỗi năm, các tổ chức cùng thống nhất đưa ra một thông điệp chung cho ngày 14-10 dựa vào một khía cạnh hiện tại của tiêu chuẩn hóa. Từ năm 2021, ba tổ chức cùng thống nhất Chủ đề: “Tiêu chuẩn phục vụ các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) - Tầm nhìn chung cho một thế giới tốt đẹp hơn (Standards for SDGs - Our shared vision for a better world)” như một hành trình kéo dài nhiều năm, nhằm thể hiện vai trò của tiêu chuẩn trong việc đóng góp công cụ để đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals - SDG). Đó là những mục tiêu toàn cầu, là mục tiêu phổ quát được thiết kế nhằm

chấm dứt đói nghèo, bảo vệ hành tinh và đảm bảo tất cả mọi người được hưởng hòa bình và thịnh vượng, thoát khỏi dịch bệnh, chiến tranh, bão lụt và an toàn trong cuộc sống.

Thông điệp ngày Tiêu chuẩn Thế giới năm 2024 là “Tiêu chuẩn phục vụ các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) Tầm nhìn chung cho một thế giới tốt đẹp hơn - Mục tiêu Phát triển Bền vững 9 - Công nghiệp, đổi mới và cơ sở hạ tầng bền vững trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI)” với các nội dung sau:

Các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) thể hiện tầm nhìn chung vì hòa bình, thịnh vượng và phúc lợi của con người và cả hành tinh. Mỗi SDG đều đưa ra lời kêu gọi hành động khẩn cấp và việc đạt được chúng đòi hỏi nỗ lực chung của tất cả chúng ta.

Tiêu chuẩn quốc tế đưa ra các giải pháp thực tế mà tất cả chúng ta đều có thể ủng hộ. Bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế, bạn trở thành một phần của giải pháp.

SDG 9 tập trung vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng phục hồi, thúc đẩy công nghiệp hóa toàn diện và bền vững, đồng thời thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

Tiêu chuẩn quốc tế là xương sống của tiến bộ toàn cầu. Chúng đảm bảo khả năng tương tác, an ninh và bền vững, thúc đẩy sự hợp tác toàn cầu để đẩy nhanh đổi mới thông qua AI.

Cùng nhau, chúng ta có thể xây dựng một thế giới với cơ sở hạ tầng vững chắc, tăng trưởng công nghiệp bền vững và đổi mới vượt trội – được thúc đẩy bởi trí tuệ nhân tạo và được hỗ trợ bởi các tiêu chuẩn quốc tế – thúc đẩy chuyển đổi kinh tế, hôm nay và cho các thế hệ mai sau.

 

Sở Khoa học và Công nghệ


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
      Thống kê truy cập
      Thống kê: 772.701
      Online: 34