Chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý điều hành, giao dịch, giải quyết thủ tục hành chính, phát triển sản xuất… mang lại hiệu quả cao trong công việc đang là xu thế tất yếu của thời đại công nghệ 4.0. Việc ứng dụng chuyển đổi số đã và đang được khẳng định và đạt nhiều kết quả tích cực tại Điện Biên trong thời gian qua.

Ngày 01 tháng 10 năm 2021 Tỉnh Uỷ tỉnh Điện Biên đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TU về chuyển đổi số tỉnh Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030Trong những năm qua, chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Điện Biên bước đầu đã có những chuyển biến tích cực. Các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển chính quyền điện tử hướng tới xây dựng chính quyền số. Kinh tế số bước đầu có đóng góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh; ứng dụng công nghệ số ngày càng được mở rộng trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, y tế, giáo dục và dịch vụ; xuất hiện nhiều hình thức kinh doanh, dịch vụ mới, dựa trên nền tảng công nghệ số và Internet, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống của người dân.

Tuy nhiên, hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, mức độ ứng dụng thấp hơn so với mặt bằng chung của cả nước. Để tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Nghị quyết số 13-NQ/TU của Tỉnh ủy, ngày 01/10/2021 xác định 04 nhóm mục tiêu cụ thể về phát triển hạ tầng số, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Trong đó, mục tiêu tổng quát là từng bước đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, phục vụ của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội dựa trên công nghệ số. Phát triển chính quyền số, kinh tế số. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Sử dụng công nghệ số để nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết cũng đưa ra 07 nhóm nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của tỉnh; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực phục vụ quá trình chuyển đổi số; Xây dựng, ứng dụng, phát triển hạ tầng kỹ thuật và các nền tảng phục vụ chuyển đổi số; Phát triển Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; Bảo đảm an toàn, an ninh mạng và Giải pháp về nguồn lựcCác cơ quan tham mưu, giúp việc của Tỉnh ủy căn cứ chức năng, nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết.

Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Lê Thành Đô đã ký ban hành Quyết định số 3179/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Chuyển đổi số tỉnh Điện Biên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030Theo đó, 4 nhóm mục tiêu chính được xác định để thực hiện đến năm 2025 gồm: Phát triển hạ tầng số: Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ 100% khu vực dân cư sinh sống, làm việc và trên 60% hộ gia đình; Triển khai dịch vụ mạng di động 4G/5G; phổ cập điện thoại di động thông minh trên 70% người dân.

Phát triển chính quyền số: 100% văn bản điện tử của cơ quan, đơn vị được trao đổi, liên thông trên môi trường mạng (trừ văn bản mật); 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp mức độ 4; 90% hồ sơ công việc của các cơ quan cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc cơ quan cấp huyện và 60% hồ sơ công việc cơ quan cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ thuộc phạm vi bí mật); 100% cuộc họp, hội nghị có thể thực hiện trên môi trường mạng; trên 50% cuộc họp 3 cấp (tỉnh - huyện - xã) được thực hiện trực tuyến; 50% hoạt động giám sát, kiểm tra của các cơ quan, đơn vị thực hiện được thông qua môi trường số; đào tạo, bồi dưỡng 50 chuyên gia chuyển đổi số; triển khai tối thiểu 10 dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh.

Chuyên viên Sở Khoa học và Công nghệ sử dụng Phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc TDOffice đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.

Phát triển kinh tế số: Kinh tế số chiếm tối thiểu 10% GRDP của tỉnh; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; tăng năng suất lao động bình quân trên 6%/năm; trên 70% doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số; có khoảng 40 doanh nghiệp công nghệ số; 55% dân số trở lên tham gia mua sắm trực tuyến; 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình có tài khoản thương mại điện tử.

Phát triển xã hội số: Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử điện tử trên 70%; trên 80% dân số có thẻ ATM hoặc thẻ thanh toán quốc tế; trên 70% dân số sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử; trên 50% dân số sử dụng dịch vụ chuyển tiền điện tử; trên 60% hộ gia đình có truy cập Internet tốc độ cao; trên 70% học sinh, sinh viên sử dụng thiết bị hỗ trợ học tập thông minh; trên 80% bệnh viện, phòng khám có hệ thống quản lý thông tin điện tử.

Để đạt được những mục tiêu này, Đề án đã đưa ra các giải pháp cụ thể như: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của tỉnh; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực phục vụ quá trình chuyển đổi số; Xây dựng, ứng dụng, phát triển hạ tầng kỹ thuật và các nền tảng phục vụ chuyển đổi số; Phát triển Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; Bảo đảm an toàn, an ninh mạng và Giải pháp về nguồn lực.

Tỉnh Điện Biên đã và đang tích cực triển khai các giải pháp để thực hiện Nghị quyết và Đề án Chuyển đổi số. Với sự nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự hưởng ứng tích cực của người dân, chắc chắn rằng tỉnh Điện Biên sẽ thành công trong việc chuyển đổi số và góp phần vào sự phát triển của cả nước.

 

Trung tâm Thông tin và Ứng dụng TBKHCN


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
      Thống kê truy cập
      Thống kê: 819.619
      Online: 18