Thực hiện Kế hoạch số 2158/KH-UBND, ngày 26/5/2023 của UBND tỉnh Điện Biên về việc phát động và tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Chuyển đổi số giai đoạn 2023-2030” trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Sở Khoa học và Công nghệ đã xây dựng kế hoạch số 665/KH-SKHCN, ngày 13/6/2023 về phát động và tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Chuyển đổi số giai đoạn 2023 - 2030” . Với chủ đề “Sở Khoa học và Công nghệ thi đua xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số góp phần phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân”. Phong trào thi đua được triển khai trong toàn ngành, giai đoạn I từ 2023 – 2025; giai đoạn II từ 2026 – 2030.
1. Nội dung thi đua
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Cấp ủy, chính quyền, phát huy vai trò của các tổ chức Đảng, đoàn thể về chuyển đổi số, nâng cao nhận thức về sự cần thiết và tính cấp thiết của chuyển đổi số, gắn tuyên truyền với các mục tiêu, nhiệm vụ của chuyển đổi số với các nghị quyết, chương trình hành động, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của cơ quan, đơn vị. Xây dựng các cơ chế, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho Chuyển đổi số trong hoạt động nghiên cứu, áp dụng công nghệ mới, sản phẩm mới, dịch vụ mới, mô hình mới. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CBCCVC, người lao động về chuyển đổi số; ưu tiên đảm bảo các nguồn lực để thực hiện các hoạt động chuyển đổi số.
Đẩy mạnh hoạt động đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ số trong thay đổi mô hình, quy trình, sản phẩm của doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tăng cường đầu tư nâng cấp hạ tầng thiết bị và ứng dụng sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.
Phối hợp xây dựng và tạo lập dữ liệu mở phục vụ trong công tác khai thác, truy cập, sử dụng, góp phần công khai minh bạch, phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin và an toàn dữ liệu; bảo đảm an toàn và quyền riêng tư trong việc chia sẻ dữ liệu quản lý công dân trong phục vụ trực tuyến: phòng chống hiệu quả các hoạt động phá hoại, thâm nhập hệ thống quản lý, điều hành chính quyền số, cảnh báo sớm nguy cơ, xử lý ứng cứu sự cố mất an toàn, an ninh xảy ra tại cơ quan.
2 . Mục tiêu thi đua
- 100% văn bản điện tử của cơ quan, đơn vị được trao đổi, liên thông trên môi trường mạng (trừ văn bản mật).
- 100% công chức, viên chức, người lao động sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương.
- 100% hoạt động chỉ đạo điều hành và quản trị nội bộ được thực hiện trên không gian mạng.
- 100% báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp được thực hiện trên hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh; được tích hợp, kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống dùng chung của tỉnh và liên thông với hệ thống báo cáo quốc gia.
- 50% hoạt động giám sát, kiểm tra của các cơ quan, đơn vị có thể thực hiện được thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
- 100% hệ thống thông tin của các cơ quan, đơn vị thường xuyên được giám sát, bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
- 100% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phố cập kiến thức, kỹ năng số cơ bản.
Để Phong trào thi đua “Chuyển đổi số giai đoạn 2023-2030” đạt được hiệu quả thiết thực cần phải: tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về chuyển đổi số; quán triệt sâu sắc về nội dung, ý nghĩa của phong trào thi đua Chuyển đổi số, phát huy tính chủ động, tích cực, trách nhiệm, tự giác của tập thể, cá nhân tham gia phong trào thi đua, nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao góp phần thực hiện thắng lợi chương trình chuyển đổi số Quốc gia. Xây dựng lề lối, phương thức làm việc, ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành. Triển khai thực hiện việc xác thực định danh điện tử công dân qua hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia khi thực hiện giải quyết thủ tục hành chính. 100% công chức, viên chức, người lao động trong doanh nghiệp tham gia hệ thống chính quyền điện tử thông suốt trên tất cả hệ thống liên thông cấp tỉnh. Đẩy mạnh việc kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện phong trào thi đua gắn với kiểm tra sơ kết, tổng kết thực hiện nhiệm vụ công tác hàng năm của cơ quan, đơn vị; đưa phong trào thi đua Chuyển đổi số ngày càng đi vào nề nếp, hiệu quả, thực chất. Quan tâm phát hiện, xây dựng, bồi dưỡng, nhân rộng các mô hình tiêu biểu, điển hình xuất sắc trong phong trào thi đua tạo sức lan tỏa trên các mặt, lĩnh vực của đời sống xã hội. Kịp thời biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân tiêu biểu, chú trọng khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích phát huy sáng kiến, sáng tạo, thiết thực, hiệu quả.
Bên cạnh đó các phong trào thi đua phải được triển khai sâu rộng, đồng bộ, xuyên suốt đến toàn thể công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành với nội dung, hình thức phong phú, thiết thực và đạt hiệu quả. Công chức, viên chức, người lao động phải coi việc thực hiện Phong trào thi đua là nhiệm vụ quan trọng, luôn song hành trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị. Đề cao trách nhiệm vai trò người đứng đầu trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện phong trào thi đua, việc tổ chức phải thường xuyên, liên tục, có đôn đốc, kiểm tra đánh giá định kỳ hàng năm. Việc bình xét, lựa chọn và đề nghị khen thưởng phải được thực hiện từ cơ sở; công tác khen thưởng phải đảm bảo dân chủ, chính xác, công khai, minh bạch, kịp thời, đúng đối tượng, đúng quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng hiện hành./.