1. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Công ty Cổ phần Giống Nông nghiệp Điện Biên.
2. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính
2.1. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: KS. Phạm Ngọc Sáng
2.2. Người tham gia chính: CN. Phạm Ngọc Toàn; KS. Phạm Thanh Quang; KS. Triệu Thị Thu Hường; KS. Bùi Xuân Chính; KS. Chu Văn Niệm; KS. Hà Văn Phong; Lê Thị Thanh Bình; Phạm Minh Đức.
3. Mục tiêu của nhiệm vụ:
3.1. Mục tiêu tổng quát:
Chuyển giao kỹ thuật trồng, chế biến, bảo quản nấm ăn thông qua việc xây dựng mô hình sản xuất một số loại nấm ăn tại một số huyện thị trong tỉnh.
3.2. Mục tiêu cụ thể:
- Điều tra, khảo sát nhu cầu, mức tiêu thụ nấm ăn trong địa bàn tỉnh.
- Lựa chọn hộ chuyển giao, hỗ trợ bịch nấm nuôi trồng tại 3 huyện Điện Biên Đông, Mường Ảng, Tuần Giáo.
- Tham quan học tập các mô hình sản xuất nấm các loại tại Công ty cổ phần giống nông nghiệp Điện Biên.
- Xây dựng mô hình chuyển giao công nghệ trồng nấm rơm, nấm sò, nấm mộc nhĩ, nấm linh chi.
- Chuyển giao quy trình công nghệ xử lý phế thải sau thu hoạch nấm thành phân hữu cơ sinh học.
- Tập huấn kĩ thuật, hội thảo đầu bờ, hội nghị tổng kết cho các hộ trồng nấm tại 03 huyện
- Đánh giá hiệu quả đầu tư của mô hình tại các huyện trong 02 năm.
4. Kết quả thực hiện nhiệm vụ (tóm tắt):
- Dự án là mô hình nhân rộng kết quả từ dự án đã thực hiện giai đoạn 2011-2013, trong thời gian dự án triển khai đã có những đóng góp vào hoàn thiện công nghệ tiên tiến và quy trình trồng nấm bằng các nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Trong quá trình thực hiện dự án, kết quả thu được: lựa chọn, chuyển giao đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật, xây dựng mô hình sản xuất giống, nuôi trồng và chế biến nấm ăn, nấm dược liệu tại tại 3 huyện, sản lượng các loại nấm trong thời gian thực hiện dự án sau 2 năm, sản lượng các loại nấm đạt 10,478 tấn, tăng 4,0 % so với mục tiêu đề ra. Các mô hình cho năng suất đồng đều, các loại nấm triển khai phù hợp với điều kiện canh tác tại tỉnh Điện Biên có hiệu quả, nâng cao thu nhập cho bà con vùng dự án từ đó nhân ra các vùng khác trong tỉnh.
- Đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ xã, thôn (bản) đủ khả năng hướng dẫn nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho 90 hộ tham gia thực hiện dự án, các hộ này đã nắm được quy trình trồng nấm theo hướng thâm canh tăng năng suất, đồng thời đã tổ chức thăm quan mô hình cho 90 lượt hộ nông dân trong 03 huyện, đây là nhân tố quan trọng để các xã duy trì và phát triển sau khi dự án đã kết thúc.Tạo công ăn việc làm cho 90 lao động với mức thu nhập bình quân 3,0 - 3,3 triệu đồng/người/tháng.
- Mô hình phù hợp: Sau 02 năm triển khai tại 3 huyện, với 04 chủng loại giống nấm khác nhau, xét trên năng suất thực tế đạt được từ các mô hình, khả năng tự tiêu thụ của nông dân.... Nhận thấy để phù hợp với điều kiện sản xuấtcủa các hộ nông dân, đáp ứng thị trường tiêu thụ rộng....thì mô hình sản xuất nấm rơn, nấm sò, nấm mộc nhĩ là phù hợp nhất. Với mô hình nấm Linh chi cần yêu cầu kỹ thuật cao hơn nên người nông dân cần phối hợp với các đơn vị có điều kiện để sản xuất và tiêu thụ bền vững
5. Thời gian bắt đầu dự kiến và thời gian kết thúc: từ tháng 4/2017 đến tháng 4/2019
6. Kinh phí thực hiện: 499.485.000 đồng