1. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

2. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính

2.1. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Lê Đức Hoàng

2.2. Người tham gia chính: ThS. Vũ Thị Thúy Vân; Hoàng Thị Hồng Ngọc; Phạm Đức Toàn;  ThS. Tạ Thu Phương;  ThS. Trần Phi Long;  Nguyễn Bá Anh;  Đinh Bảo Dũng;  Lê Minh Sơn; Nguyễn văn Hoàng.

3. Mục tiêu của nhiệm vụ:

3.1. Mục tiêu tổng quát:

Đánh giá thực trạng các công cụ tài chính hiện tại và qua đó, đề xuất các giải pháp tài chính để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Điện Biên.

3.2. Mục tiêu cụ thể:

- Làm rõ khung lý thuyết về các công cụ tài chính hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ như công cụ thuế, công cụ chi ngân sách nhà nước, công cụ tín dụng..., và bài học kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới trong việc thực hiện các công cụ này hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ và đưa ra một bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

- Đánh giá các nhân tố tác động đến giải pháp tài chính hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Điện Biên.

- Đánh giá tác động của những công cụ tài chính hiện tại đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Điện Biên.

- Đề xuất hệ thống các giải pháp tài chính và khuyến nghị nhằm hỗ trợ, phát triển hiệu quả hoạt động cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Điện Biên

4. Kết quả thực hiện nhiệm vụ (tóm tắt):

Doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn đóng vai trò và vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế và được coi là động lực phát triển nền kinh tế của các nước trên thế giới. Sự phát triển của DNNVV kéo theo việc giải quyết được nhiều vấn đề trong xã hội như giải quyết một số lượng lớn chỗ làm việc cho dân cư, làm tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo. Lợi thế lớn nhất của DNNVV là dễ thành lập, tồn tại ở tất cả ngành nghề, do vậy thu hút được lao động đa dạng trong nền kinh tế, tuy nhiên bất lợi lớn nhất của DNNVV đó là quy mô nhỏ, nhân lực yếu, thiếu kỹ năng quản trị

Cho đến nay, tỉnh Điện Biên đã đạt được nhiều thành công trong việc khắc phục đói nghèo, phát triển nhiều lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, giáo dục,... Một trong những thành tựu quan trọng đó là tích cực cải thiện được môi trường kinh doanh, tạo đà phát triển cho các DNNVV trên địa bàn tỉnh. Mặc dù vậy, theo Báo cáo thường niên Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2018, Tỉnh Điện Biên xếp thứ 47 với 61,77 điểm trên thang điểm 100, tăng 1 bậc so với năm 2017. Thông qua bảng chỉ số cạnh tranh phía dưới có thể thấy năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Điện Biên ở mức khá khiêm tốn đứng ở mức trung bình khá trong số toàn bộ cácTỉnh, Thành phố trong cả nước. Mặc dù có vị trí cao hơn một số tỉnh trong khu vực như Hòa Bình, Sơn La, Lạng Sơn,... tuy nhiên vị trí vẫn dưới một số tỉnh như Yên bái, Tuyên Quang, Hà Nam. So với các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc, chỉ số PCI của Điện Biên đứng ở mức trung bình.

Cũng như nhiều tỉnh thành khác trên cả nước, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Điện Biên chiếm đa số, hơn 97%. Các doanh nghiệp tạo ra phần lớn cơ hội việc làm cho dân cư địa phương, khoảng 40000 lao động thường xuyên hoạt động tại các doanh nghiệp này, phần lớn các doanh nghiệp Điện Biên được đưa vào doanh nghiệp nhỏ và vừa, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực xây đựng, thương mại và dịch vụ.

Thông qua kết quả định lượng cho thấy việc đầu tư của DNNVV ở Điện

Biên nói chúng và các tỉnh Tây Bắc nói riêng chịu nhiều ảnh hưởng vốn góp, quy mô doanh thu, tỷ trọng nợ và khả năng sinh lời. Kết quả kiểm định thực chứng cho thấy nếu doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận vốn vay càng nhiều, doanh nghiệp đầu tư vào tài sản nhiều, qua đó làm gia tăng khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

Thông qua kết quả định tính có thể thấy rằng Số vốn bình quân của các DNVVN tại tỉnh Điện Biên tương đối thấp so với số vốn bình quân của cả nước, Phần lớn lao động trong các doanh nghiệp điều tra thuộc diện hết lớp 12, chiếm 75%, trong khi số lượng từ đại học trở lên từ các doanh nghiệp điều tra chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn, khoảng 10%, số lương lao động có trình độ cao đẳng khoảng 17%.

Các doanh nghiệp đều nhận thấy khó khăn về tiếp cận vốn tại địa phương. Khó khăn lớn nhất với các doanh nghiệp khi tiếp cận nguồn vốn là các thủ tục pháp lý phức tạp, tốn kém thời gian. Theo nhiều doanh nghiệp, họ phải hoàn tất quá nhiều giấy tờ trong bộ hồ sơ như sao y, công chứng, điền vào biểu mẫu... để hoàn thành thủ tục vay vốn từ ngân hàng.

5. Thời gian bắt đầu dự kiến và thời gian kết thúc: từ tháng 5/2017 đến tháng 5/2019

6. Kinh phí thực hiện: 474 triệu đồng

 

Sở Khoa học và Công nghệ


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
      Thống kê truy cập
      Thống kê: 543.319
      Online: 15