1. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên
2. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính
2.1. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: Ths.Bs. Trần Đức Nghĩa
2.2. Người tham gia chính: ThS. Nguyễn Thị Lưu; Bs CKI. Phạm Quang Trung; CN. Nguyễn Quang Nam; Ths. Bs CKII Phạm Văn Mẫn; ThS. Phạm Thị Liên; PGS - TS Trần Văn An; ThS. Đinh Xuân Ngôn; TS. Nguyễn Thị Thùy Dương; Vũ Hải Hà.
3. Mục tiêu của nhiệm vụ:
Cận thị học đường là vấn đề ngày càng được quan tâm tại các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành cho thấy cận thị học đường đang có xu hướng ngày một gia tăng ở cả khu vực thành thị và nông thôn, đặc biệt là những khu vực quá trình đô thị hoá đang diễn ra. Vấn đề cận thị học đường tại thành phố Điện Biên Phủ cũng được quan tâm trong những năm gần đây, tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu nào được tiến hành. Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp bằng chứng về tỷ lệ cận thị đối với học sinh tiểu học tại thành phố Điện Biên Phủ. Đồng thời nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ ra xu hướng mắc cận thị tăng dần theo khối lớp tại các trường tham gia nghiên cứu.
4. Kết quả thực hiện nhiệm vụ (tóm tắt):
Các hoạt động can thiệp đã được triển khai trong vòng 18 tháng tại trường tiểu học Him Lam, trường tiểu học Bề Văn Đàn là trường đối chứng. Kết quả như sau:
Tỷ lệ cận thị trước và sau can thiệp của nhóm can thiệp lần lượt là 16,4% và 19,8%. Trong khi đó, tỷ lệ cận thị trước và sau can thiệp của nhóm đối chứng lần lượt là 17% và 30,6%.
Hiệu số thay đổi sau 18 tháng can thiệp là 10,2%, có nghĩa là sau khi thực hiện các hoạt động can thiệp tỷ lệ cận thị đã giảm được là 10,2%.
5. Thời gian bắt đầu dự kiến và thời gian kết thúc: từ tháng 4/2016 đến tháng 4/2019
6. Kinh phí thực hiện: 678,993 triệu đồng