1. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm Ngiên cứu thực nghiệm rau quả Gia Lâm

2. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính

2.1. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Nguyễn Việt Dương

2.2. Người tham gia chính: Nguyễn Thị Tuyết; Nguyễn Bá Tuấn; Ngô Văn Quyết; Phan Thị Thúy Hiền; Quách Thị Thanh Hoa; Bùi Thị Hồng Thơm; Lê Văn Huấn; Lê Văn Đại; Phí Văn Hân.

3. Mục tiêu của nhiệm vụ:

3.1. Mục tiêu tổng quát: Phát triển sản xuất thanh long hàng hóa đạt hiệu quả cao, bền vững trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

 

3.2. Mục tiêu cụ thể:

- Điều tra đánh giá khả năng phát triển sản xuất thanh long ở vùng lòng chảo Điện Biên.

- Xác định 1- 2 giống thanh long đạt năng suất cao, chất lượng quả tốt, phù hợp điều kiện sinh thái vùng.

- Xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống thanh long bằng giâm hom đạt hệ số nhân giống cao, giảm giá thành.

- Xây dựng quy trình công nghệ thâm canh thanh long đạt năng suất cao, chất lượng quả tốt, mã quả đẹp.

- Xây dựng mô hình sản xuất thanh long quy mô 1 ha ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài, sau trồng 12 tháng ra quả, 24 tháng đạt năng suất >15 tấn/ha.

4. Kết quả thực hiện nhiệm vụ (tóm tắt):

- Đã tuyển chọn được 2 giống thanh long ruột đỏ TL4 và TL5. Giống thanh long tuyển chọn có khả năng sinh trưởng khỏe, cho năng suất cao, chất lượng quả tốt và trồng thích hợp ở vùng lòng chảo Điện Biên. Sau trồng 2 năm, giống TL4 cho 24 – 26 cành/trụ, khối lượng trung bình quả 360 - 450 gam/quả, năng suất đạt 15,8 kg quả/trụ, tương đương 17,4 tấn/ha, độ brix đạt 17,2 -17,80bx. Sau trồng 3 năm, giống TL5 đạt 23 -25 cành/trụ ở năm thứ 2; có khả năng ra 11-12 đợt hoa/năm; năng suất ở vụ quả thứ 2 đạt 15,1 kg/trụ, khối lượng quả trung bình đạt 350-440g/quả và độ Brix đạt khoảng 18%.

- Đã hoàn thiện được quy trình kỹ thuật nhân giống thanh long ruột đỏ TL4 có tỷ lệ cây xuất vườn cao và chất lượng cây giống tốt. Sử dụng cành giâm 9 tháng tuổi, kích thước cành 20cm kết hợp với sử dụng chất kích thích ra rễ IBA nồng độ 40ppm và giâm cành thanh long trên nền cát sông + trấu hun rút ngắn thời gian ra rễ của cành giâm, có chất lượng rễ tốt và cho tỷ lệ xuất vườn đạt 100%.

- Hoàn thiện được quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc thanh long ruột đỏ ở vùng lòng chảo Điện Biên cho cây sinh trưởng tốt, có khả năng cho năng suất cao và chất lượng quả tốt. Một số khâu chính trong quy trình kỹ thuật trồng và

chăm sóc bao gồm: mật độ trồng thích hợp là 1.100 trụ/ha; lượng phân bón thích hợp cho cây 5 năm tuổi trở lên với 500 g N, 500 g P2O5và 500 g K2O trụ/năm. Quy trình kỹ thuật trồng và thâm canh cây thanh long ruột đỏ ở tỉnh Điện Biên cho khả năng đạt năng suất trên 25,5 tấn/ha, chất lượng quả tốt.

- Xây dựng 1 ha mô hình trồng và thâm canh giống thanh long ruột đỏ TL4 tại một số xã của huyện Điện Biên áp dụng quy trình kỹ thuật trồng và thâm canh cây thanh long ruột đỏ từ kết quả nghiên cứu thu được của đề tài. Tại các mô hình trồng và thâm canh các giống thanh long ruột đỏ từ sản phẩm của đề tài cho cây có khả năng sinh trưởng khỏe, thời gian từ trồng đến bắt đầu ra hoa ngắn và có tiềm năng cho năng suất đạt 20 - 25 tấn/ha.

5. Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc:  Từ tháng 6 năm 2016 đến tháng 5 năm 2019

6. Kinh phí thực hiện: 971.892,5 triệu đồng

 

Sở Khoa học và Công nghệ


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
      Thống kê truy cập
      Thống kê: 818.869
      Online: 19