Sáng ngày 29/8/2024, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Công ty Cổ phần NetZero Carbon Việt Nam tổ chức Hội thảo “Giải pháp canh tác lúa thông minh, giảm khí thải nhà kính và đạt hiệu quả kinh tế cao tại Điện Biên”.

Đồng chí Nguyễn Đức Hạnh- Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ phát biểu khai mạc tại Hội thảo.

Tham gia hội thảo có đồng chí Nguyễn Đức Hạnh - Giám Đốc Sở khoa học và Công Nghệ tỉnh Điện Biên, đồng chí Lò Văn Cương - Giám đốc Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Điện Biên, ông Trần Minh Tiến - TGĐ Công ty CP Netzero Carbon Việt Nam cùng các chuyên gia đến từ Thái Lan; đại diện lãnh đạo UBND, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố; Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh; các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm lúa gạo tại địa phương.

Ông Trần Minh Tiến - TGĐ Cty CP Netzero Carbon Việt Nam (ở giữa) cùng các chuyên gia giới thiệu các quy trình tại Hội thảo.

Tại hội thảo, đại biểu đã được nghe ông Trần Minh Tiến - TGĐ Cty CP Netzero Carbon Việt Nam cùng các chuyên gia Thái Lan giới thiệu giải pháp, quy trình canh tác lúa thông minh ướt - khô xen kẽ có tổng thời gian giữ ruộng ướt là 47 ngày và 53 ngày khô. Trong đó, nông dân chia thành 4 lần lấy nước vào ruộng và 5 lần xả nước ra. Ở giai đoạn từ 85 ngày sau sạ, bà con xả nước khô tự nhiên, xiết nước 10-14 ngày trước khi thu hoạch để mặt ruộng được khô ráo, nâng cao phẩm chất gạo và thuận lợi cho việc sử dụng máy móc khi thu hoạch. Theo đánh giá của kỹ sư hướng dẫn mô hình thì lượng khí phát thải ra môi trường bị ảnh hưởng bởi thời gian khô ướt trên ruộng. Nếu quá trình canh tác, thời gian khô kéo dài, lượng khí phát thải sẽ thấp hơn. Trong quá trình thực hiện mô hình, các doanh nghiệp, hộ dân tham gia sẽ hỗ trợ người dân quan trắc, đo đạc, đánh giá và báo cáo thẩm định lượng giảm phát thải khí nhà kính từ cây lúa; đồng thời chịu trách nhiệm vận hành hệ thống vệ tinh để theo dõi và chụp ảnh toàn bộ quá trình phát triển của ruộng lúa.

Hội thảo cũng nghe các chuyên gia, cán bộ chuyên môn, nông dân của tỉnh đã chỉ ra những khó khăn, thách thức trong sản xuất lúa Gạo như: biến đổi khí hậu, tình trạng hạn hán, sâu bệnh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón vô cơ, thực trạng canh tác lúa nước trên địa bàn tỉnh. Những khó khăn, thách thức, kinh doanh trong và ngoài nước việc tiếp cận với phương pháp canh tác lúa thông minh, giảm phát thải Cacbon, phương pháp, cách thức tiến hành ở các huyện, với nông dân…

Việc canh tác đúng theo quy trình ướt - khô xen kẽ, đồng thời kết hợp với bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật theo khuyến cáo sẽ giúp bà con có thể giảm được lượng phát thải từ 3,5-4 tấn/ha/vụ lúa. Qua đây, khi kết thúc vụ sản xuất lúa, ngoài bán hạt lúa chất lượng cao thì nông dân còn có nguồn thu nhập hấp dẫn khác từ việc bán tín chỉ Carbon nhờ canh tác giảm phát thải khí nhà kính.  

Trung tâm Thông tin và Ứng dụng TBKHCN


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
      Thống kê truy cập
      Thống kê: 885.162
      Online: 49