Tên nhiệm vụ: Phát triển chuỗi giá trị cho lúa đặc sản nếp Tan tỉnh Điện Biên.

1. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc

2. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính

2.1. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ

ThS. Nguyễn Văn Giang

2.2. Người tham gia chính

ThS. Nguyễn Văn Chinh; ThS. Bùi Thị Chuyên; ThS. Nguyễn Phúc Chung; ThS. Nguyễn Việt Cường; ThS. Nguyễn Thị Kim Ngọc; KS. Trần Thị Như Ngọc; KS. Lưu Thị Thanh Huyền; Ngô Thị Thêm; ThS. Nguyễn Tự Lập.

3. Mục tiêu của nhiệm vụ:

Nâng cao giá trị lúa/gạo đặc sản nếp Tan của Điện Biên.

- Đánh giá được chuỗi giá trị của nếp Tan hiện tại.

- Xây dựng mô hình sản xuất lúa đặc sản nếp Tan và liên kết tiêu thụ sản phẩm trong chuỗi nếp Tan.

- Tập huấn cho người dân và các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị nếp Tan nhằm nâng cao nhận thức và trình độ sản xuất hàng hóa theo chuỗi nếp Tan.

4. Kết quả thực hiện nhiệm vụ (tóm tắt):

Kết quả điều tra đã xác định được điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức trong chuỗi giá trị nếp Tan. Vùng Điện Biên Đông có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho canh tác nếp Tan đạt hiệu quả cao, có nhiều cơ hộ để mở rộng và nâng cao giá trị của sản phẩm tuy nhiên hiện nay chưa có đơn vị sản xuất giống nông dân tự để giống theo phương pháp truyền thống bên cạnh đó sản lượng nếp Tan còn ít, thị trường tiêu thụ còn hẹp, chủ yếu là được trao đổi buôn bán ngay tại huyện Điện Biên Đông. Với sự xúc tiến mạnh mẽ của dự án, tại địa phương ban đầu hình thành được mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất, khai thác được nhãn hiệu hàng hóa tập thể đã được bảo hộ, bước đầu tạo được chuỗi cung ứng an toàn cho sản phẩm nếp Tan.

Dự án đã xây dựng được 4 ha và sản lượng đạt >13,3 tấn lúa giống nếp Tan tương đương với cấp xác nhận.

Xây dựng thành công 40 ha mô hình sản xuất lúa nếp tan chất lượng cao có liên kết tiêu thụ sản phẩm tại xã Na Son và xã Luân Giói huyện Điện Biên Đông, sản lượng đạt > 174,8 tấn, năng suất tăng 38,7%, hiệu quả kinh tế tăng 43,6% so với sản xuất đại trà. Bước đầu đã tạo được mối liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân trong bao tiêu sản phẩm, góp phần tăng giá trị sản phẩm và đưa thương hiệu nếp Tan ngày càng lớn mạnh.

Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho 230 lượt hộ thông qua tập huấn, 287 lượt hộ thông qua mô hình liên kết. Mở 01 hội nghị đầu bờ, 01 hội nghị thăm quan vùng sản xuất điển hình (nếp Tú Lệ), 01 hội nghị PRA, quảng bá nhãn hiệu hàng hóa qua báo trí, phóng sự truyền hình.

5. Thời gian bắt đầu dự kiến và thời gian kết thúc:

36 tháng ( từ tháng 7/2018, kết thúc tháng 7/2021)

6. Kinh phí thực hiện

915,115 triệu đồng.

 

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
      Thống kê truy cập
      Thống kê: 818.576
      Online: 66