Tên nhiệm vụ: Thu thập, đánh giá nguồn gen hoa Lan Điện Biên và khu vực lân cận lưu giữ chúng tại vùng Tây Bắc
1. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ Khoa học công nghệ tỉnh Điện Biên.
2. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính
2.1. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Phạm Văn Thuận
2.2. Người tham gia chính: KS. Vũ Hồng Hưng; ThS. Bùi Viết Truy; CN. Nguyễn Thị Minh Hải; KS. Vũ Mạnh Tâm; KS. Nguyễn Thanh Tùng; KS. Trần Thị Thanh Hòa; KS. Vũ Thế Anh; TS. Đặng Văn Đông; ThS. Chu Thị Ngọc Mỹ; ThS. Bùi Hữu Chung; ThS. Nguyễn Thanh Bình; KS. Lường Thị Hương Lan.
3. Mục tiêu của nhiệm vụ:
3.1. Mục tiêu chung
Thu thập, đánh giá nguồn gien hoa lan Điện Biên và các tỉnh lân cận, lưu trữ tại Điện Biên để bảo tồn đa dạng sinh học.
Hoàn thiện được quy trình nhân giống và chăm sóc một số giống hoa lan thương phẩm.
3.2 Mục tiêu cụ thể
Thu thập được khoảng 2.000 giò, chậu lan để lưu giữ, bảo tồn nguồn lan hiện có tại Điện Biên. Phân loại các mẫu đã thu thập, mô tả đặc điểm hình thái, vùng sinh thái, mùa vụ, điều kiện sinh trưởng phát triển của 40 giống
(mỗi giống từ 10 - 100 giò).
Hoàn thiện quy trình nhân giống và chăm sóc lan thương phẩm giống Đai Châu, giống Hoàng Thảo (là 02 giống hoa lan đang được nuôi trồng tại Điện Biên).
Tổ chức đào tạo cho 2 cán bộ kỹ thuật cách thu thập và lưu giữ nguồn gen và tập huấn, phổ biến kỹ thuật cho 30 lượt người biết cách chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại cho hoa phong lan.
Xây dựng mới 200 m2 nhà lưới, tận dụng và cải tạo hệ thống nhà lưới sẵn có từ dự án "Xây dựng mô hình ứng dụng các sản phẩm công nghệ sinh học để tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn tại Điện Biên"(400m2) lưu giữ các giống hoa thu thập và nhân giống.
4. Kết quả thực hiện nhiệm vụ (tóm tắt):
- Dự án đã xây dựng được bản hướng dẫn thu thập, lưu giữ và phân loại các loài hoa lan rừng
- Hoàn thiện quy trình nhân giống, trồng và chăm sóc hoa lan Đai Châu, Hoàng Thảo. Các quy trình có thể áp dụng rộng rãi, có hiệu quả ngoài sản xuất.
- Cán bộ dự án đãi đi điều tra, thu thập được 2000 giò lan, phân loại và lưu giữ các loài lan hiện có tại Điện Biên và các khu vực lân cận.
- Đã đào tạo tập huấn cho 2 cán bộ và 30 lượt người, mọi người tiếp thu và thực hiện được các biện pháp thu thập, lưu giữ, kỹ thuật nhân giống, sản xuất và chăm sóc phòng trừ sâu bệnh cho hoa lan.
- Xây dựng được mô hình nhà lưới lưu giữ một số giống hoa lan thu thập được. Mô hình nhà lưới có hệ thống tưới phun tự động, đảm bảo cây sinh trưởng phát triển tốt. Là nơi lưu trữ khoảng 2000 giò, chậu lan rừng để bảo tồn nguồn gen. Hoàn thiện quy trình nhân giống, sản xuất hoa lan thương phẩm.
5. Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc: 24 tháng (2014-2017)
6. Kinh phí thực hiện: 518.770.000 đồng