Tên nhiệm vụ:
“Nghiên cứu phát triển sản xuất sản phẩm gạo (lúa) Điện Biên theo chuỗi giá trị ”
1. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:
Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng
2. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính
2.1. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ
ThS. Tạ Quang Tưởng
2.2. Người tham gia chính
ThS. Ngô Văn Dương; TS. Nguyễn Văn Tiễn; TS. Nguyễn Đắc Bình Minh; ThS. Nguyễn Phương Tùng; ThS. Trần Xuân Thuận; ThS. Đặng Ngọc Vượng; TS. Nguyễn Văn An; CN. Bạc Cầm Khuyên; ThS. Hà Quang Trung.
3. Mục tiêu của nhiệm vụ:
1. Mục tiêu chung
Phát triển sản phẩm gạo (lúa) mang chỉ dẫn điạ lý “Điện Biên” và đề xuất đƣợc các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả theo chuỗi giá trị.
2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm gạo (lúa) Điện Biên.
- Phân tích và đánh giá được chuỗi giá trị sản phẩm gạo (lúa) Điện Biên.
- Xác định được giải pháp phát triển sản phẩm gạo (lúa) Điện Biên theo chuỗi giá trị.
- Xây dựng được mô hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm gạo (lúa) theo chuỗi giá trị.
- Đào tạo được 10 cán bộ kỹ thuật viên cơ sở, mở 6 lớp tập huấn cho 180 lượt cán bộ và người dân tham gia về các lĩnh vực mà đề tài nghiên cứu.
4. Kết quả thực hiện nhiệm vụ (tóm tắt):
Hiện nay quy mô sản xuất lúa tại cánh đồng Mường Thanh vẫn ổn định, nằm trong khoảng 3500 ha – 4000 ha, một số vùng sản xuất lớn như: Thanh Yên, Thanh Hưng, Thanh An và Thanh Xương. Các giống lúa cho năng suất khá cao, trung bình từ 60 – 64 tạ/ha, trong đó giống đòn gánh cho năng suất cao nhất với 66,67 tạ/ha, thấp nhất là 61,02 tạ/ha đối với BT7. Tuy vậy, sản xuất lúa tại Điện Biên hiện vẫn đang gặp phải nhiều vấn đề tồn tại cần được giải quyết trong thời gian tới:
5. Thời gian bắt đầu dự kiến và thời gian kết thúc:
Từ tháng 6/2017 đến 12/2019
6. Kinh phí thực hiện
711.643.000 đồng