Để đánh giá thực trạng phông phóng xạ môi trường trên địa bàn tỉnh Điện Biên; Năm 2020, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Điện Biên phối hợp với Trung tâm Địa môi trường và Tổ chức Lãnh thổ triển khai thực hiện nhiệm vụ Kiểm soát, cập nhật bản đồ phông phóng xạ và đánh giá an toàn bức xạ các điểm trọng yếu địa bàn tỉnh Điện Biên. Đây là cơ sở để quản lý, giảm thiểu những tác hại xấu của bức xạ có thể xảy ra, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh Điện Biên.

Để đánh giá thực trạng phông phóng xạ môi trường trên địa bàn tỉnh Điện Biên; Năm 2020, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Điện Biên phối hợp với Trung tâm Địa môi trường và Tổ chức Lãnh thổ triển khai thực hiện nhiệm vụ Kiểm soát, cập nhật bản đồ phông phóng xạ và đánh giá an toàn bức xạ các điểm trọng yếu địa bàn tỉnh Điện Biên. Đây là cơ sở để quản lý, giảm thiểu những tác hại xấu của bức xạ có thể xảy ra, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh Điện Biên.

Dữ liệu điểm đo phóng xạ tại các khu dân cư

Mục tiêu của nhiệm vụ nhằm đo đạc, đánh giá an toàn bức xạ, xác định suất liều bức xạ Gamma, Radon trong không khí tại tại các điểm trọng yếu trên địa bàn tỉnh Điện Biên; Đánh giá hiện trạng an toàn bức xạ và ảnh hưởng của bức xạ đến môi trường xung quanh và con người; đề xuất các giải pháp khả thi thiết thực giảm thiểu ô nhiễm bức xạ đến sức khỏe con người và các biện pháp phòng ngừa, giải quyết, khắc phục sự cố phóng xạ nếu có xảy ra trên địa bàn; cập nhật giá trị đo phông phóng xạ (suất liều phóng xạ) vào bản đồ phông phóng xạ theo tỷ lệ 1/100.000. Qua điều tra, khảo sát trên địa bàn toàn tỉnh, kết quả như sau: Giá trị trung bình suất liều bức xạ gamma toàn tỉnh là 0,20µSv/h; giá trị trung bình dao động trong khoảng 0,19÷0,21µSv/h. Giá trị suất liều bức xạ gamma đạt giá trị cao ở các cơ sở y tế với mức trung bình tại các cơ sở trên toàn tỉnh là 0,22µSv/h. Chênh lệch suất liều bức xạ gamma ở các địa phương không lớn với giá trị cao nhất là 0,21µSv/h ở thành phố Điện Biên Phủ và 0,19µSv/h tại các huyện gồm Mường Chà, Mường Nhé, Nậm Pồ, Tuần Giáo, Tủa Chùa. Hàm lượng radon trung bình toàn tỉnh nằm trong khoảng 12 ÷ 29 Bq/m3. Giá trị tuyệt đối hàm lượng Radon trong không khí cao nhất đo được tại Bệnh viện phổi tỉnh Điện Biên là 29 ± 3 Bq/m3. Chênh lệch hàm lượng radon trung bình tại các địa phương từ 15,1 Bq/m3 đến 20,4 Bq/m3. Trong đó cao nhất ở thành phố Điện Biên Phủ, huyện Mường Ảng và thấp nhất đo ở thị xã Mường Lay. Hàm lượng radon đo được tại các cơ sở y tế đạt giá trị cao nhất với mức trung bình là 20,1 Bq/m3. Như vậy, các điểm trọng yếu tại tỉnh Điện Biên có khả năng phát sinh nguồn phóng xạ chủ yếu tại một số mỏ khoáng sản, các đứt gãy, bệnh viện, trung tâm y tế, sân bay. Kết quả đo đạc tại một số điểm này hiện đang trong giới hạn cho phép. Bức xạ tại các điểm trọng yếu trên địa bàn tỉnh Điện Biên hiện trong giới hạn an toàn. Từ cơ sở số liệu phông phóng xạ đã khảo sát, so sánh thấy phông phóng xạ tại tỉnh Điện Biên là thấp hơn mức trung bình thế giới. Tuy vậy, để bảo vệ an toàn sức khỏe của người dân trong tương lai, khi các hoạt động kinh tế-xã hội phát triển ngày càng mạnh mẽ, cần thực hiện kiểm soát và quy hoạch các khu dân cư khỏi tác động của các cơ sở sử dụng nguồn phóng xạ; đồng thời nâng cao công tác quản lý an toàn bức xạ tại các cơ sở y tế cũng như cơ quan quản lý nhà nước. Nhiệm vụ cũng đã xây dựng, cập nhật bản đồ phông phóng xạ với tỷ lệ 1/100.000. Từ bản đồ mạng lưới quan trắc các điểm đo phóng xạ tỉnh Điện Biên tỉ lệ 1:100.000 với các trường dữ liệu về phông phóng xạ đã được cập nhật, khoanh vùng các khu vực có giá trị suất liều phóng xạ tương đương nhau bằng phương pháp đường đẳng trị và màu phân bố để thể hiện nồng độ suất liều phóng xạ tại các khu vực khác nhau trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Để đảm bảo an toàn bức xạ cho người dân và phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:

  • Đối với các cơ sở y tế: thiết kế che chắn phòng chụp XQ đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định; thực hiện kiểm định và hiệu chuẩ’n máy X quang định kỳ; thay thế các máy X quang thế hệ cũ không đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và đảm bảo an toàn trong chiếu chụp; thực hiện bảo dưỡng, duy tu máy: định kỳ bảo dưỡng máy 3 tháng 1 lần; định kỳ sửa chữa duy tu mỗi năm 1 lần; nhân viên y tế phải thực hiện đầy đủ các nội quy và nguyên tắc bảo vệ an toàn lao động tại cơ sở làm việc, đeo liều kế cá nhân.
  • Đối với các cơ sở khai thác, vận chuyển, chế biến khoáng sản: trong các khu vực đánh giá có nhiều loại khoáng sản khác nhau, khi tìm kiếm, thăm dò và đặc biệt khai thác, cần phải có đánh giá tác động cụ thể về môi trường phóng xạ trong khu vực mỏ và ảnh hưởng của nó khi khai thác đưa vào sử dụng để tránh hiện tượng phát tán phóng xạ vào môi trường. Đối với các hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa và hoạt động khác: kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển tàng trữ, xuất nhậ trái phép nguồn phóng xạ. Trang bị cho lực lượng hải quan, quản lý thị trường một số thiết bị cảnh báo phóng xạ để kịp thời phát hiện phóng xạ giấu trong hàng hoá hoặc phương tiện giao thông ngăn chặn kẻ xấu mua bán tàng trữ chất phóng xạ. Đối với cơ quan quản lý nhà nước: chính quyền địa phương cần thường xuyên kiểm tra giám sát tình trạng của thiết bị phóng xạ và các điều kiện an toàn khi vận hành. Bên cạnh đó, tăng cường hoạt động nghiên cứu, đánh giá chi tiết và toàn diện phông phóng xạ trên địa bàn tỉnh; thực hiện điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch cho phù hợp với hiện trạng phông phóng xạ địa phương. Thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ tại địa phương và bố trí nhân lực, phương tiện, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống sự cố xảy ra. /.

Phòng Quản lý công nghệ - An toàn bức xạ hạt nhân và SHTT


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
      Thống kê truy cập
      Thống kê: 540.690
      Online: 45