Tên nhiệm vụ: “Thực trạng và các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ARV của bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS tại 10 phòng khám điều trị ngoại trú tỉnh Điện Biên năm 2017 và hiệu quả một số giải pháp can thiệp”.

1. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Điện Biên

2. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính

2.1. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ

ThSBS. Triệu Đình Thành; ThSBS. Phạm Xuân Sáng

2.2. Người tham gia chính

BSCKI. Trần Thị Phương Hoa; ThSBS. Nguyễn Ngọc Tân; TSBS. Phạm Thế Xuyên; BSCKI. Nguyễn Châu Sơn; BSCKII. Hoàng Xuân Chiến; BSCKII. Vũ Hải Hùng; BSCKI. Lò Thị Tố Khuyên; CN. Phạm Thị Quyến.

3. Mục tiêu của nhiệm vụ:

Nghiên cứu điều tra, đánh giá thực trạng và các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ARV của bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác điều trị HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

4. Kết quả thực hiện nhiệm vụ (tóm tắt):

  1. Thực trạng TTĐT ARV của người bệnh nhiễm HIV/AIDS

Tỷ lệ tuân thủ điều trị của người bệnh nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Điện Biên chỉ đạt 63,6%, còn tới 36,4% số người bệnh không tuân thủ điều trị.

  1. Các yếu tố liên quan tới tuân thủ điều trị ARV

Nhóm tuổi trên 30 tuổi thì việc TTĐT cao hơn nhóm có độ tuổi dưới 30 tuổi là 1,36 lần;

Nhóm thu nhập ổn định, việc TTĐT cao hơn nhóm không có thu nhập ổn định là 1,36 lần;

Nhóm được hỗ trợ từ gia đình, người thân trong chăm sóc điều trị ARV, việc TTĐT cao hơn nhóm không được hỗ trợ là 1,28 lần;

Nhóm sinh sống tại địa phương thì việc TTĐT cao hơn nhóm phải đi làm ăn xa nhà là 1,53 lần.

Nhóm có kiến thức đạt về điều trị ARV thì việc TTĐT cao hơn nhóm có kiến thức không đạt là 3,35 lần;

Nhóm không uống rượu có tỷ lệ TTĐT cao hơn nhóm uống rượu là 2,6 lần; Nhóm chưa khi nào sử dụng ma túy thì việc TTĐT cao hơn nhóm đã từng sử dụng ma túy là 1,35 lần;

Nhóm có số lượng tế bào CD4 > 200 mm3 máu, việc TTĐT cao hơn nhóm

có số lượng tế bào CD4 < 200 mm3 máu là 1,5 lần;

Nhóm không gặp tác dụng phụ của thuốc ARV thì việc TTĐT cao hơn nhóm gặp tác dụng phụ của thuốc là 1,42 lần.

  1. Hiệu quả triển khai can thiệp tăng cường tuân thủ điều trị ARV

Sau 1 năm triển khai các hoạt động can thiệp đã đạt được một số hiệu quả bước đầu như sau:

Tăng tỷ lệ người bệnh HIV/AIDS có kiến thức đạt về TTĐT, hiệu quả can thiệp là 3,3% (nhóm can thiệp 5,4%, nhóm chứng 2,1%);

Tăng cân nặng trung bình của ĐTNC lên 0,65kg (nhóm can thiệp 1,5kg,

nhóm chứng 0,85kg);

Tăng thêm 5,8% số đối tượng TTĐT ARV (nhóm can thiệp 7,6%, nhóm chứng 1,8%);

Tăng trung bình 115 tế bào CD4/mm3 máu (nhóm can thiệp 213, nhóm đối chứng 98);

Giảm 1,0% số bệnh nhân nhiễm trùng cơ hội (nhóm can thiệp 1,4%, nhóm đối chứng 0,4%);

Giảm 0,26% số bệnh nhân phải chuyển từ phác đồ bậc điều trị bậc 2 xuống phác đồ bậc 1.

  1. Giải pháp tăng cường tư vấn xét nghiệm HIV

Kết nối khách hàng có hành vi nguy cơ cao với dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV Xác định đối tượng cần tư vấn xét nghiệm HIV;

Triển khai mô hình cấp phát thuốc tại tuyến xã cho những bệnh nhân nhiễm HIV đã điều trị ổn định tại phòng khám chuyển về tuyến xã.

Tăng cường truyền thông, tư vấn cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân duy trì điều trị ARV đảm bảo tuân thủ điều trị góp phần tăng hiệu quả điều trị

5. Thời gian bắt đầu dự kiến và thời gian kết thúc:

24 tháng  ( từ tháng 10/2018 đến tháng 10/2019)

6. Kinh phí thực hiện

458,849 triệu đồng

 

 

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
      Thống kê truy cập
      Thống kê: 818.366
      Online: 15