1. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

Trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ - Trường Đại học Tây Bắc.

2. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính

2.1. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Vũ Thị Đức

2.2. Người tham gia chính: ThS. Trần Thế Mạnh; TS. Vũ Thị Liên; ThS. Trần Quang Khải;  ThS. Phạm ĐứcThịnh; ThS. Nguyễn Thị Hiền; ThS. Đinh Văn Thái; ThS. Nguyễn Ngọc Tân; CN. Phạm Thị Thu Hoài; ThS. Trần Hồng Sơn.

3. Mục tiêu của nhiệm vụ:

3.1. Mục tiêu chung: Gây trồng và phát triển một số loài cây thuốc có giá trị trên hệ sinh thái núi đá vôi của tỉnh Điện Biên.

3.2. Mục tiêu cụ thể.

- Xác định danh mục và vùng phân bố của các loài cây thuốc trên hệ sinh thái núi đá vôi tại tỉnh Điện Biên

- Xây dựng 3 mô hình trồng 3 loài cây thuốc có giá trị trên hệ sinh thái núi đá vôi.

- Hoàn thiện  03 quy trình gây trồng của 3 loài cây thuốc có giá trị trên hệ sinh thái núi đá vôi phù hợp với điều kiện tỉnh Điện Biên.

4. Kết quả thực hiện nhiệm vụ (tóm tắt):

- Đề tài đã tiến hành điều tra, phỏng vấn kinh nghiệm của 270 người dân (trong đó có 64 thầy lang và 206 người dân tại các nông hộ) để thu thập các kinh nghiệm trong gây trồng, sử dụng các cây thảo dược làm thuốc. Điều tra thực địa trên núi đá vôi tại 7 huyện và xác định được danh mục 413 loài thực vật được sử dụng làm thuốc tại Điện Biên. 413 loài cây thuốc thuộc 313 chi, 115 họ, trong đó có 10 họ có nhiều loài nhất. Có 24/413 loài cây thuốc ngƣời dân thường xuyên thu hái để chữa bệnh và bán cho thương lái, 32 loài cây thuốc trên núi đá vôi ở tỉnh Điện Biên có nguy cơ bị tuyệt chủng được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam (2006);

Đề tài đã tiến hành nghiên cứu trồng thử nghiệm 03 loài dược liệu là Đảng sâm, Giảo cổ lam, Ý dĩ trên hệ sinh thái núi đá vôi với diện tích 01ha/mô hình. Kết quả đánh giá sinh trưởng và khảo sát năng suất, khái toán hiệu quả kinh tế cho thấy các loài dược liệu được gây trồng có khả năng sinh trưởng khá tốt và tốt, thích nghi với khí hậu và điều kiện gây trồng tại địa phương. Có khả năng phát triển để nâng cao thu nhập cho người dân;

Đề tài đã tiến hành phân tích thành phần một số chất hóa học trong dược liệu Đảng sâm, Ý dĩ, Giảo cổ lam. Kết quả phân tích cho thấy chất lượng dược liệu đạt được là tương đương với Dược điển Việt Nam. Đặc biệt là có một số hoạt chất như Saponin trong Đảng sâm chiếm tỷ lệ khá cao.

5. Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc:  Từ tháng 2 năm 2017 đến tháng 2 năm 2019

6. Kinh phí thực hiện: 961,364 triệu đồng

 

Sở Khoa học và Công nghệ


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
      Thống kê truy cập
      Thống kê: 538.622
      Online: 6