Tên nhiệm vụ: Xây dựng mô hình Sản xuất - Chế biến - Xử lý bã thải dong riềng - tỉnh Điện Biên

1. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư Hoàng Long

2. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính

2.1. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Trần Thị Minh Nguyệt

2.2. Người tham gia chính: Trần Thị Lệ Hương; Vân Thị Hồ Phương; Phạm Bích Thủy; Trần Chí Kiên; Nguyễn Thanh Hoa; ThS. Nguyễn Thiếu Hùng; Ngô Thị Hạnh; Trần Quốc Cường; Nguyễn Hồng Sơn.

3. Mục tiêu của nhiệm vụ:

3.1.Mục tiêu tổng quát:

      Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để canh tác giống dong riềng cao sản mới, phát triển vùng nguyên liệu dong riềng ổn định cho tỉnh Điện Biên, xây dựng một quy trình khép kín sản xuất, chế biến, bảo quản tinh bột dong, xử lý bã thải thành phân vi sinh để tái sử dụng trong nông nghiệp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chế biến dong gây ra và thúc đẩy kinh tế địa phương.

3.2.Mục tiêu cụ thể:

- Triển khai trồng thử nghiệm 10 ha giống dong riềng cao sản mới DR1 (năng suất đạt 50 - 70 tấn/ha, đạt tỷ lệ tinh bột 20-22% khối lượng tươi) trên địa bàn xã Nà Tấu - Huyện Điện Biên, hỗ trợ bà con nông dân trồng 30 ha năm 2014 tiến tới cung cấp đủ giống cho vùng nguyên liệu 200 ha trong những năm tiếp theo.

- Xây dựng 01 mô hình sản xuất chế biến tinh bột dong riềng theo công nghệ mới

- Xây dựng 01 mô hình sản xuất miến dong cao cấp (qui mô nông hộ).

- Xây dựng 01 mô hình xử lý nước thải và chế biến bã thải dong riềng thành phân hữu cơ vi sinh, thân thiện và bảo vệ môi trường.

- Tổ chức 06 lớp đào tạo, tập huấn và chuyển giao công nghệ cho bà con nông dân, các doanh nghiệp nhỏ và các hộ gia đình đang sản xuất tinh bột dong, trung tâm khuyến nông, trạm khuyến nông về kỹ thuật canh tác, sản xuất, chế biến, bảo quản tinh bột dong và miến dong, xử lý nước thải và bã thải dong riềng thành phân vi sinh (qui mô 30 người/lớp).

4. Kết quả thực hiện nhiệm vụ (tóm tắt):

   Dự án đã thực hiện đầy đủ và đúng tiến độ với 3 nội dung nghiên cứu để đạt được các mục tiêu cụ thể đã đề ra  Cụ thể:   

* Nội dung 1: Trồng thử nghiệm giống dong riềng DR1

- Đã điều tra, đánh giá đúng hiện trạng kinh tế - xã hội và hệ thống canh tác liên quan đến sản xuất, chế biến, bảo quản và xử lý bã thải dong riềng tại  huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

- Đã triển khai thành công mô hình sản xuất 10 ha giống dong riềng cao sản DR1 và mô hình sản xuất 30 ha dong riềng thương phẩm để phát triển thành vùng nguyên liệu bền vững.

- Đã đào tạo tập huấn và chuyển giao quy trình công nghệ trồng và canh tác giống dong riềng DR1 cho bà con nông dân.

* Nội dung 2: Chế biến dong riềng thành tinh bột và miến dong

- Đã xây dựng và hoàn thiện quy trình sản xuất tinh bột và chế biến miến dong qui mô nông hộ. Đã tập huấn và chuyển giao quy trình kỹ thuật này cho bà con nông dân và các cơ sở chế biến tinh bột dong trên địa bàn xã Nà Tấu.

- Đã xây dựng nhà xưởng, lắp đặt máy móc thiết bị, hoàn thiện mô hình chế biến tinh bột dong và đã đưa xưởng sản xuất dong vào hoạt động.

- Đã lựa chọn và triển khai công nghệ chế biến miến dong theo công nghệ ép đùn ở xã Nà Tấu, huyện Điện Biên, căn cứ theo những tiêu chí như: Công nghệ phù hợp với dân trí và năng lực ứng dụng của người dân, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng tốt, công suất chế biến khoảng 4-5 tấn bột/ ngày, giá thành phù hợp với vùng dự án và đảm bảo vệ sinh môi trường. Qui mô nông hộ nên phù hợp với năng lực và khả năng tài chính của các hộ gia đình.

* Nội dung 3: Xử lý bã thải dong riềng thành phân hữu cơ vi sinh

- Đã chuyển giao quy trình công nghệ xử lý bã thải sau chế biến thành phân hữu cơ sinh học cho bà con nông dân, tăng giá trị sản phẩm của cây dong riềng và tránh ô nhiễm môi trường trong hoạt động chế biến bột dong.

- Đã xây dựng thành công mô hình xử lý bã thải dong riềng thành phân hữu cơ vi sinh. Đã áp dụng công nghệ này để sản xuất và đưa phân vi sinh từ bã thải dong riềng ra bón thử nghiệm thành công trên rau màu và cây ăn quả.

- Đã tổ chức thành công 06 lớp tập huấn cho 199 cán bộ và nông dân về qui trình kỹ thuật sản xuất, chế biến, xử lý bã thải dong riềng năng suất cao tại vùng nghiên cứu.

5. Thời gian bắt đầu dự kiến và thời gian kết thúc:  năm 2015

6. Kinh phí thực hiện:  1.143.860.000 đồng

 

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
      Thống kê truy cập
      Thống kê: 818.518
      Online: 27