Tên nhiệm vụ: Hỗ trợ phát triển rừng bạch đàn mô tại một số huyện thị trong tỉnh
1. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Công ty Cổ phần giống Nông nghiệp Điện Biên
2. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính
2.1. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: Kỹ sư Mai Thị Phương
2.2. Người tham gia chính
- Kỹ sư Phạm Ngọc Toàn
- Kỹ sư Triệu Thị Thu Hường
- Kỹ sư Điêu Thị Thu Hằng
- Kỹ sư Bùi Xuân Chính
- Kỹ sư Chu Văn Niệm
- Kỹ sư Hà Văn Phong
3. Mục tiêu của nhiệm vụ:
- Xây dựng mô hình trồng rừng Bạch đàn mô theo hướng thâm canh, năng suất rừng trồng trồng đạt trung bình 70 m3/ha, chu kỳ 6 năm để phục vụ gỗ gia dụng, gỗ hàng hóa, củi đốt...
- Đào tạo, nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ, tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng rừng kinh tế theo hướng thâm canh cho nông dân.
4. Kết quả thực hiện nhiệm vụ (tóm tắt):
- Dự án là mô hình nhân rộng kết quả từ dự án đã thực hiện giai đoạn 2008- 2010, trong thời gian dự án triển khai đã có những đóng góp vào hoàn thiện công nghệ tiên tiến và quy trình trồng rừng bằng giống bạch đàn mô của tỉnh Điện Biên.
- Trong quá trình thực hiện dự án, kết quả thu được: lựa chọn, chuyển giao đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật, xây dựng mô hình phát triển bạch đàn mô PN 14, U6 tại 5 huyện, trữ lượng gỗ bình quân trong thời gian thực hiện dự án sau 2 năm trồng đạt 11,8 m3/ha, sau 3 năm trồng đạt đạt 23,6 m3/ha. Dự kiến sau 6 năm đạt 71,0 m3/ha, tăng 1,4 % so với mục tiêu đề ra.
- Mô hình trồng rừng bạch đàn mô tại huyện Tủa Chùa, Tuần Giáo, Điện Biên Đông sinh trưởng, phát triển đồng đều hơn mô hình tại thị xã Mường Lay, huyện Điện Biên.
- Trồng rừng bằng giống bạch đàn mô PN 14, U6 phù hợp với điều kiện canh tác tại tỉnh Điện Biên, có thể trồng được trên đất bạc màu, đất xấu, đất bỏ hoang...tạo thành rừng kinh tế có hiệu quả, nâng cao thu nhập cho bà con vùng dự án từ đó nhân ra các vùng khác trong tỉnh.
- Qua 3 năm triển khai trồng rừng, giống bạch đàn mô PN 14 sinh trưởng mạnh, phân cành nhiều, tán lá phát triển hơn giống U6.
- Đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho 25 cán bộ xã, thôn (bản) đủ khả năng hướng dẫn nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho 241 hộ tham gia thực hiện dự án, đồng thời đã tập huấn cho 309 lượt hộ nông dân tham gia dự án, các hộ này đã nắm được quy trình trồng rừng kinh tế theo hướng thâm canh tăng năng suất, đây là nhân tố quan trọng để các xã duy trì và phát triển sau khi dự án đã kết thúc.
5. Thời gian bắt đầu dự kiến và thời gian kết thúc: từ tháng 1/2012 đến tháng 12/2014
6. Kinh phí thực hiện: 3.751.480.400 đồng