Chiều ngày 19/7, tại Khách sạn Mường Thanh Điện Biên, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Tổng kết, trao giải cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Điện Biên, năm 2019.

Đồng chí Nguyễn Đình Kỳ, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Trưởng ban tổ chức Cuộc thi,

phát biểu tổng kết Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Điện Biên, năm 2019. Ảnh: Thanh Tùng

Ban tổ chức đã trao 5 giải A, 5 giải B, 9 giải C, 17 giải Khuyến khích cho 70 tác giả của 36 sản phẩm/mô hình đoạt giải. Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Điện Biên lần thứ III, năm 2019 đã thành công tốt đẹp, cuộc thi do Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo và Tỉnh đoàn TN CSHCM.

Theo đánh giá của Ban Tổ chức, trong thời gian tổ chức, cuộc thi đã nhận được sự quan tâm nhiệt tình hưởng ứng của đông đảo các em thanh thiếu niên, nhi đồng trong từ 10 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Sau 5 tháng triển khai97 sản phẩm của 10 huyện, thị, thành phố tham dự cuộc thi cấp tỉnh, trong đó số lượng sản phẩm của khối Tiểu học: 17sản phẩm, khối Trung học cơ sở: 57 sản phẩm, Khối THPT: 23 sản phẩm. Những mô hình, sản phẩm Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Điện Biên, năm 2019 tuy còn ít so với tiềm năng của thanh, thiếu niên tỉnh nhà, nhưng đã thực sự có sức sống, phản ánh sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Nhiều mô hình sản phẩm có giá trị kinh tế - xã hội có khả năng ứng dụng rộng rãi trong giảng dạy, học tập và đời sống. Các sản phẩm dự thi là những ý tưởng mới, sáng tạo mới đa dạng, là niềm tự hào của các nhà sáng tạo trẻ tỉnh Điện Biên; Thông qua cuộc thi các nhà sáng tạo trẻ, các nhà khoa học tương lai tự tin hơn trong học tập, tiếp tục sáng tạo và ứng dụng sáng tạo vào học tập, sản xuất và đời sống.

05 sản phẩm/mô hình xuất sắc đã được trao giải A, gồm:

- Sản phẩm "Máy sấy thực phẩm sạch bằng năng lượng mặt trời điều khiển thông qua Smartphone" của tác giả Đặng Viết Tùng, Mai Trung Hiếu, trường THPT Lương Thế Vinh, ý tưởng sản phẩm là chế tạo một máy sấy mà sấy được nhiều loại thực phẩm khác nhau, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không gây ô nhiễm môi trường, tận dụng được nguồn năng lượng mặt trời và có thể kết nối với điện thoại thông minh để vận hành.

- Sản phẩm “Thổi hồn cho đá” của tác giả Bùi Mai Phương, Tống Hoàng Quân, Ngô Sương Nguyệt Ánh, trường PTDTBT THCS xã Mường Nhà, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Thay cho việc vẽ tranh trên giấy, trên gỗ.. thì các em đã sáng tạo vẽ tranh trên nền đá cuội. Các bức tranh tạo dáng hình hoa, quả, con vật, tranh phong cảnh dựa trên hình dạng và kích thước ban đầu của đá. Phát huy khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng của người học thông qua tạo dáng đồ vật trên đá.

- Sản phẩm “Nồi xông hơi gia đình” của tác giả Bùi Mai Phương, Lường Yến Nhi, Ngô Sương Nguyệt Ánh, trường PTDTBT THCS xã Mường Nhà, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Ưu điểm của sản phẩm là dễ sử dụng, giá thành rẻ, có hiệu quả cao, nhiều công năng và hơn hết là có thể sử dụng cho nhiều đối tượng như người lớn, trẻ em và người bệnh không thể đi lại được.

- Sản phẩm “Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước thông qua việc sáng tạo ra truyện tranh: Những người anh hùng bất tử trong chiến dịch Điện Biên Phủ” của tác giả Nguyễn Thanh Hiền, Bùi Việt Dũng, Vũ Lệ Quyên, Trần Đại Nghĩa, Nhâm Xuân Thành, trường THCS Him Lam. Điểm mới của sản phẩm là nghiên cứu một cách có hệ thống về những chiến công hào hùng của các anh hùng đã hi sinh trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Làm phong phú thêm hình thức, chương trình, tài liệu học môn lịch sử. Đặc biệt là phần lịch sử địa phương. Tác giả đã sáng tạo ra truyện tranh về 4 người anh hùng tiêu biểu: Tô Vĩnh Diện, Trần Can, Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn. Các anh đã chiến đấu, hi sinh trên chiến dịch Điện Biên Phủ. Từ đó bồi dưỡng cho thế hệ trẻ tình yêu Tổ quốc, lòng biết ơn đối với sự hi sinh của cha ông.

-Sản phẩm “Website Yêu chữ dân tộc Thái Việt Nam” của tác giả Khoàng Thị Chương, Lò Thị Kim, Trường PTDTNT tỉnh Điện Biên. Tính mới của sản phẩm là đã thiết kế được trang Web tự học chữ viết Thái trên máy vi tính và điện thoại. Trang Web tích hợp đầy đủ các phần học từ mới, học đọc, học viết, phần kiểm tra cơ bản, nâng cao. Trang Web có tính mở giúp người học tương tác và sáng tạo để khắc sâu chữ viết, giảm tình trạng người học tái mù sau khi đã được học chữ viết Thái.

Và còn có rất nhiều các sản phẩm tham gia cuộc thi ở 05 lĩnh vực dự thi cũng khá ấn tượng, đều xuất phát từ những vấn đề thực tiễn lao động, học tập, vui chơi cần phải giải quyết như:

Lĩnh vực Các giải pháp nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế:Sản phẩm: “Máy nén khí đa năng” của tác giả Nguyễn Văn Công, trường THPT Mường Ảng, huyện Mường Ảng; “Ứng dụng mô hình bay cho ngành Y và do thám” của tác giả Nguyễn Ngọc Hoàng San, Thiều Xuân Quang, Tạ Minh Hiếu, trường THPT chuyên Lê Quý Đôn; “Hệ thống điều khiển điện, tưới nước thông minh” của tác giả Nguyễn Châu Giang, trường THCS Chiềng Sinh, huyện Tuần Giáo…;

Lĩnh vực Sản phẩm thân thiện với môi trường: Sản phẩm: “Rô bốt dò phá bom mìn” của tác giả Đào Minh Anh, trường THPT Tủa Chùa, huyện Tủa Chùa; “Thiết bị báo cháy tự động cho gia đình” của tác giả Trần Thị Thủy Linh, trường THPT Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo; “Máy tách và nghiền hạt ngô dành cho hộ gia đình” của tác giả Hạng A Trường, trường THCS - THPT Tả Sìn Thàng, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên;

Lĩnh vực Dụng cụ sinh hoạt gia đình và đồ chơi trẻ em:  Sản phẩm: “Đồ chơi phát triển tư duy số cho trẻ lớp 1,2,3” của tác giả Lò Thị Kim Yến, Quàng Thị Phương Oanh, trường PTDTNT THPT huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. “Trò chơi sân bóng trí tuệ” của tác giả Phạm Trung Hiếu, Thiều Tất Minh Đức, trường Tiểu học Nam Thanh, TP Điện Biên Phủ; “Gậy dò đường thông minh dành cho người khiếm thị, khiếm thính” của tác giả Phạm Thị Ngọc Minh, Phạm Tiến Dũng, Phạm Tuấn Nghĩa, trường THPT Phan Đình Giót, TP Điện Biên Phủ;

Lĩnh vực Đồ dung dành cho học tập: Sản phẩm: “Thiết bị hỗ trợ luyện tập bóng chuyền” của tác giả Bùi Mai Phương, trường PTDTBT THCS xã Mường Nhà Huyện Điện Biên. “Từ điển tiếng anh thông minh” của tác giả Nguyễn Thảo Minh, Tô Thùy Anh, trường Tiểu học Bế Văn Đàn; “Mô hình không gian giải bài tập phương trình đường thẳng, mặt phẳng lớp 12” của tác giả Quàng Văn Hiền, Tòng Thị Sơn, Trường PTDTNT THPT Huyện Mường Ảng…

Lĩnh vực Phần mềm tin học: Sản phẩm: “Không gian giải trí bằng Anime trên nền tảng PHP” của tác giả Ngô Đăng Hải, trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ; “Trò chơi giải cứu công chúa” của tác giả Lò Văn Khoa, trường Tiểu học Hua Nguống, huyện Mường Ảng, “Chương trình quản lý thiết bị dạy học” của tác giả Quàng Vững Mạnh, Trường PTDTBT THCS Sá Tổng - Mường Chà.

 Các tác giả đã đưa ra những giải pháp tương đối khoa học, hợp lí và khá phù hợp với thực tiễn, giải quyết được vấn đề đặt ra với phương châm tiết kiệm, hiệu quả và giảm tác hại đến môi trường, đời sống con người và nhiều ý nghĩa thực tiễn khác.

Ban tổ chức cuộc thi lựa chọn 05 mô hình, sản phẩm tiểu biểu gửi tham dự Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 15, năm 2019. Qua 03 năm tổ chức Cuộc thi đã trở thành sân chơi thực sự ý nghĩa với các bạn trẻ trong toàn tỉnh.

Phòng KH - QLKH Sở KH&CN


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
      Thống kê truy cập
      Thống kê: 885.186
      Online: 9