1. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Công ty CP Truyền thông và Giải trí Đất Việt

2. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính

2.1. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Phạm Văn Hiệp

2.2. Người tham gia chính: ThS. Vũ Đình Toán; GS-NGNN. Dương Viết Á; ThS. Nguyễn Xuân Bắc; ThS. Bùi Tiến Sĩ; TS. Trần Quang Minh; TS. Đào Huy Khuê; ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền; ThS. Phạm Việt Đức; CN. Nguyễn Thị Lợi.

3. Mục tiêu của nhiệm vụ:

3.1. Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu, đánh giá thực trạng DCDVDN của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Từ đó, đề xuất các nhóm giải pháp khả thi nhằm bảo tồn, thực hành phát huy các giá trị của DCDVDN của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

3.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về văn hóa, bảo tồn các giá trị của DCDVDN trong tổng thể các giá trị của DSVH truyền thống theo quan điểm cơ bản của Đảng ta, coi văn hóa là nền tảng tinh thần, là động lực thúc đẩy cho phát triển KT-XH.

- Tổng hợp, phân tích và đánh giá thực trạng những kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu DCDVDN bằng hệ thống các báo cáo chuyên đề khoa học, báo cáo thuyết minh tổng hợp của đề tài.

- Hoàn thành hệ thống tư liệu lưu trữ dưới dạng media kỹ thuật số (các clip ghi hình các tiết mục biểu diễn, các ảnh chụp tư liệu trình diễn bài hát, bài nhạc).

- Tổng hợp và rút ra bài học kinh nghiệm về duy trì thực hành bảo tồn, diễn trình DCDVDN trong đời sống văn hóa cộng đồng các DTTS; thực trạng thực thi chính sách văn hóa ở cơ sở, làm rõ những thành công và hạn chế của việc lưu giữ DCDVD.

- Đề xuất mô hình CLB DCDVDN tiêu biểu gắn với phát triển du lịch để áp dụng cho người dân.

- Đề xuất và kiến nghị chính sách, giải pháp cụ thể có tính khả thi để thực hiện việc bảo tồn và phát huy các giá trị của DCDVDN trong đồng bào các DTTS ở Điện Biên và vùng Tây Bắc (nói chung) trong phát triển văn hóa, tạo ra sản phẩm du lịch gắn với thúc đẩy phát triển KT-XH ở địa phương.

4. Kết quả thực hiện nhiệm vụ (tóm tắt):

- Vùng DTTS tỉnh Điện Biên là một vùng văn hóa cổ xưa của cộng đồng các tộc người mang hồn cốt đậm đà bản sắc văn hóa của địa phương, vùng và thống nhất trong sự đa dạng của văn hóa dân tộc Việt Nam. Quá trình lịch sử và cư dân, dựng nước và giữ nước, vùng địa lý, kinh tế, văn hóa và cư dân Điện Biên có vị trí đặc biệt quan trọng cả trong lịch sử dân tộc và trong thời kỳ hiện nay đang trên đường thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Mô hình cư dân và xã hội cổ truyền của các DTTS Điện Biên “tĩnh” mà “động”.

- Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã và đang tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện. Chúng ta đang thực hiện mạnh mẽ tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng XHCN. Thành tựu to lớn mà công cuộc đổi mới với cách mạng khoa học kỹ thuật và xây dựng nền kinh tế trí thức đem lại đã nâng cao chất lượng sống cho hàng triệu con người và đang tác động tích cực vào mọi mặt của đời sống xã hội. Nông thôn Điện Biên nhờ đó đã có một diện mạo mới tươi đẹp và đang phát triển. Với trên 70% dân số đang sống trên địa bàn nông thôn miền núi, cao hơn bình quân chung của cả nước nên công cuộc xây dựng đời sống văn hóa mới ở vùng đồng bào các DTTS vừa là một tất yếu, làm cho đời sống về vật chất và tinh thần của các DTTS ngày càng được nâng cao; Bản sắc văn hoá dân tộc được giữ gìn và phát triển.

Đời sống của một con người và sự phát triển của một xã hội đều bao gồm cả hai mặt: vật chất và tinh thần. Nếu như kinh tế, nền tảng vật chất của xã hội phát triển, đáp ứng được nhu cầu cao của con người thì văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội và sự an sinh của đời sống con người, sự bền vững của môi trường cũng phải phát triển.

- Giá trị truyền thống của DCDVDN trong văn hóa nông thôn miền núi Điện Biên mang đậm bản sắc dân tộc được phân loại và tồn tại dưới dạng là DSVHPVT. Tuy nhiên, DCDVDN tồn tại và được thực hành trong đời sống, trong các không gian làng quê, các lễ tết, hội hè, các không gian tâm linh do nhu cầu của chủ thể.

Trong thời kỳ mới của đất nước mở cửa và hội nhập, nền KTTT mở rộng, phát huy tác dụng, tác động, làm biến đổi xã hội nông thôn nói chung, nông thôn miền núi các DTTS tỉnh Điện Biên nói riêng, các sản phẩm văn hóa nước ngoài giúp người nông dân mở rộng thêm chân trời hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa tăng lên.

5. Thời gian bắt đầu dự kiến và thời gian kết thúc: từ tháng 6/2017 đến tháng 6/2019

6. Kinh phí thực hiện: 918,700 triệu đồng

 

Sở Khoa học và Công nghệ


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
      Thống kê truy cập
      Thống kê: 540.308
      Online: 3